Cách pha nước chanh giải nhiệt mùa hè, thanh lọc cơ thể chỉ trong 5 phút
Nước chanh – sả, gừng, chanh, mật ong, muối, đường phèn, hạt chia, soda, lá hương thảo, hoa đậu biết, đá viên,…nếu được pha đúng cách, đúng công thức theo đúng tỉ lệ 1:2:4 sẽ mang đến hương vị thơm ngon, lạ miệng, tốt cho da và giải nhiệt ngày hè. Ngoài ra, trong nước chanh còn có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Và trong bài viết này hãy cùng didaudalat.com tìm hiểu về các cách pha nước chanh ngon, bổ sung nhiều dinh dưỡng nhất.
Nước chanh gừng sả
Nguyên liệu
- Chanh không hạt loại to hoặc loại thường: 4 quả.
- Sả: 10 cây. Nhặt bỏ phần lá xanh, rửa sạch, đập dập và cắt khúc khoảng 7-10cm.
- Gừng: 100 gam. Rửa sạch, để nguyên vỏ, thái lát mỏng rồi đập dập.
- Đường phèn: 500 gam.
- Muối: 1/2 muỗng cà phê.
Cách pha chế nước chanh sả gừng
Bước 1: Cho 2,5 lít nước sạch và đường phèn vào nồi, đặt lên bếp đun sôi cho đến khi đường tan hết.
Bước 2: Cho sả vào nồi đun thêm 5 phút. Cuối cùng cho gừng và muối vào đun thêm 1 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Đợi nước sả gừng nguội hẳn thì vớt sả, gừng ra và lọc lấy nước qua rây để loại bỏ cặn.
Bước 4: Vắt chanh vào nước sả gừng, khuấy đều, thêm đá và múc ra ly thưởng thức.
Nước chanh sả hạt chia
Nguyên liệu
- Chanh: 3 (loại lớn).
- Hạt chia: 5 muỗng cà phê.
- Sả: 5 cây. Nhặt bỏ lá xanh, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm.
- Đường trắng: 200 gam.
Cách pha chế nước chanh sả hạt chia
Bước 1: Cho 250ml nước, đường trắng, sả cắt khúc vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, giảm nhiệt và nấu trong khoảng 15 phút. Trong quá trình đun siro sả chanh, bạn nên khuấy đều để đường tan hoàn toàn. Khi siro sả nguội, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng trong vòng 1 tuần.
Bước 2: Vắt nước cốt chanh.
Bước 3: Cho hạt chia vào nước ấm, khi hạt nở thì vớt ra để riêng.
Bước 4: Cho 250ml nước lọc, 180ml nước cốt chanh, 200ml siro sả (gia giảm tùy khẩu vị) và 5 thìa cafe hạt chia đã ngâm vào bình, khuấy đều rồi cho đá vào. Cuối cùng đổ ra cốc và thưởng thức.
Nước chanh muối
Nguyên liệu
- 2 quả chanh
- 1 thìa muối sạch
- 500ml nước lọc
- Đường trắng, đá
Cách pha chế nước chanh muối
Bước 1: Pha nước đường theo tỉ lệ 1:1, 100g đường với 100ml nước.
Bước 2: Cắt 3 lát chanh để riêng, vắt quả chanh còn lại lấy nước cốt.
Bước 4: Pha nước cốt chanh với 500ml nước lọc. Sau đó cho 1 thìa cà phê muối sạch, nước đường (thêm bớt tùy khẩu vị), khuấy đều.
Bước 5: Rót nước cốt chanh ra cốc, thêm đá, thả 3 lát chanh vào và thưởng thức.
Nước chanh trà xanh mật ong
Nguyên liệu
- Lá trà xanh: 10g, có thể thay bằng trà lipton túi lọc hoặc trà atiso.
- Mật ong rừng: 2 muỗng canh.
- Chanh: 2 quả.
- Đường phèn: 1 muỗng cà phê.
- Một vài viên đá.
Cách pha chế nước chanh trà xanh mật ong
Bước 1: Lá chè xanh rửa sạch, phơi khô. Sau đó vò nát lá trà cho vào ấm, thêm nước sôi nóng ngập mặt lá trà. Cho 200ml nước sôi vào bình và đậy nắp khoảng 20 phút. Rót trà vào ly.
Bước 2: Chanh tươi rửa sạch, 1 quả vắt lấy nước cốt, bỏ hạt, quả còn lại thái lát mỏng.
Bước 3: Cho 1 thìa đường phèn, 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh vào ly trà, khuấy đều. Lượng đường và nước cốt chanh có thể tăng giảm tùy theo khẩu vị.
Bước 4: Cho vào ly trà chanh mật ong vài lát chanh mỏng, vài viên đá và thưởng thức.
Nước chanh hoa đậu biếc
Nguyên liệu
- Quả chanh vàng hoặc có thể dùng chanh xanh
- Mật ong 30g
- Nước soda 200ml
- Hoa đậu biếc 5g
- Nước sôi 100ml
- Lá hương thảo
- Đá viên
Cách pha chế nước chanh trà xanh mật ong
Chanh rửa sạch, dùng muối xát vỏ để loại bỏ tinh dầu. Sau đó vắt nước cốt chanh vào ly, loại bỏ hạt.
Hoa đậu biếc rửa sạch. Ngâm hoa trong 100ml nước sôi khoảng 3 phút để hoa có màu xanh đậm.
Tùy theo khẩu vị, bạn cho thêm một ít mật ong, vài viên đá vào ly nước chanh. Bạn có thể thay thế mật ong bằng xi-rô đường. Cho hương thảo vào ly, đổ nước soda vào.
Đổ nước ngâm hoa đậu biếc vào ly. Điều bất ngờ sẽ xảy ra, màu của hoa đậu bướm sẽ bắt đầu nhạt đi khi gặp nước chanh do có axit, sau đó nước chanh sẽ chuyển dần sang màu tím, trở thành màu sáng rất đẹp.
Vậy là bạn đã có một ly nước chanh hoa đậu biếc không chỉ ngon, mát, thơm mà còn vô cùng đẹp mắt.
Vậy uống nước chanh vào thời điểm nào là tốt nhất? Ai không nên uống nước chanh?
- Không nên uống nước chanh khi bụng đói sẽ dễ làm tăng axit trong dạ dày.
- Người yếu dạ dày hoặc mắc các bệnh về dạ dày, không nên uống nước chanh vào buổi sáng, nên uống ít hơn.
- Thời điểm tốt nhất để uống nước chanh là sau bữa ăn từ 1,5 đến 2 giờ.
- Chỉ uống 1-2 ly mỗi ngày, không thay nước lọc.
- Người bị bệnh dạ dày vì chanh là một trong những thức uống có tính axit cao.
- Người bị tiêu chảy do ăn uống không nên uống nhiều nước chanh để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Chanh có tính lạnh nên khi người bị lạnh, mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng lạnh, càng mệt, dễ bị cảm hoặc có thể tê cứng khớp ngón tay, đau dây thần kinh.
Lời kết
Thông thường, chúng ta chỉ sử dụng hai thành phần để pha nước chanh: nước và đường. Nhưng với các cách trên, bạn sẽ phải bất ngờ vì độ ngon và mát của nó. Ngoài ra, bạn chỉ cần sử dụng những nguyên liệu vô cùng đơn giản để pha chế một loại nước giải khát sẽ khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi đấy!
Nguồn : https://didaudalat.com/nuoc-chanh/