Cách làm bánh đa giòn giòn bùi bùi thơm ngon đơn giản tại nhà
Bánh đa – bột mì, mè đen, nước cốt dừa, dầu ăn, muối, bột năng,…là món bánh nướng gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, ngoài ra, nó còn là thứ ăn kèm không thể thiếu với các món gỏi, cuốn,… Vị bùi bùi của mè đen, vị béo của nước dừa. Và trong bài viết này, didaudalat.com xin giới thiệu đến các bạn cách làm bánh mè đen ngon đơn giản này nhé!
Bánh đa là gì?
Bánh đa, còn gọi là bánh tráng, thành phần chính là bột gạo được hòa tan với nước và có thể cho thêm một số nguyên liệu khác để tăng thêm hương vị đặc trưng cho bánh.
Sau đó, bánh được tráng mỏng, rồi đem phơi khô. Trước khi ăn, người ta phải nướng bánh giòn rụm trên bếp, đợi nguội và bảo quản trong túi nilong kín để bánh đa không bị ỉu.
Chính vì thế, người miền Bắc gọi là bánh đa nướng trong khi người miền Nam và miền Trung gọi là bánh tráng nướng.
Việc thưởng thức bánh đa cũng đơn giản, có thể ăn trực tiếp sau khi được nướng giòn rụm hoặc có thể nhúng qua nước để làm thành nem cuốn – gọi là bánh đa nem hoặc bánh chả.
Giá trị dinh dưỡng: 100g
Giá trị dinh dưỡng (trong 100g) | Gr | Kcal |
Năng lượng | ||
Nước | 16.3 | |
Đạm | 4 | |
béo | 0.2 | |
Bột | 78.9 | |
Chất xơ | 0.5 |
Tổng hợp 5 cách làm bánh đa vừng đen cập nhật 02/2023
Bánh đa mè đen (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu
- Bột mì 100 gr
- Mè đen 50 gr
- Nước cốt dừa 60 ml (½ lon nhỏ)
- Dầu ăn 1 muỗng cà phê
- Muối 1 ít
- Lò nướng, chảo chống dính, tô, muỗng, cây cán bột,…
Cách làm
Nhồi bột
- Đầu tiên, bạn cho vào tô: 100gr bột mì, 50gr mè đen, 60ml nước cốt dừa , 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1/4 muỗng cà phê muối.
- Sau đó, dùng tay trộn đều cho các nguyên liệu kết dính với nhau, tạo thành khối đồng nhất. Sau khi nhào bột xong thì đậy kín bột và để nghỉ khoảng 20 phút.
- Kế đến, chia bột thành các phần bằng nhau theo kích thước mong muốn.
Cán bột
- Áo đều một lớp bột mì khô lên mặt thớt hoặc mặt bàn để chống dính. Tiếp đến, cho từng viên bột lên trên rồi dùng cây cán thật mỏng.
Mách nhỏ: Để bánh có hình tròn đều hơn, bạn có thể dùng 1 cái tô hoặc 1 cái chén, sau đó ấn mạnh lên mặt bột để cắt bột và bỏ phần rìa bên ngoài nhé.
Nướng bánh đa
- Bắc chảo chống dính lên bếp, sau đó xếp bánh vào chảo và nướng trên lửa nhỏ đến khi bánh khô và hơi cứng lại.
- Kế tiếp, bạn cho bánh vào lò và nướng ở 100 – 120 độ C từ 5 – 10 phút đến khi mặt bánh chín vàng, dậy mùi thơm là được.
Thành phẩm
- Bánh đa mè đen sau khi để nguội sẽ rất giòn, thơm nhẹ mùi hương của nước cốt dừa và mè rang, vừa bùi vừa béo béo, đảm bảo ngon hết chỗ chê!
- Những ngày se lạnh mà có món bánh đa mè đen này nhâm nhi là hết sẩy, kết hợp với những món cuốn trộn cũng rất ngon đấy!
Bánh đa mè đen
Nguyên liệu
- Bột gạo 200 gr
- Bột năng 100 gr
- Vừng đen 50 gr
- Nước cốt dừa 400 ml
- Nước 150 ml
- Đường 1 muỗng cà phê
- Muối 1 muỗng cà phê
- Chảo chống dính, lò nướng, tô, vá, cây đánh trứng,…
Cách làm
Pha bột
- Bạn cho 200gr bột gạo, 100gr bột năng, 150ml nước, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối và 400ml nước cốt dừa vào tô lớn.
- Tiếp đến bạn dùng cây đánh trứng khuấy đều hỗn hợp cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn, lưu ý đánh đều tay để tránh bột bị vón lại với nhau. Sau đó đậy nắp lại và cho bột nghỉ 2 tiếng.
Trộn vừng với bột
- Sau khi để bột nghỉ 2 tiếng, bạn tiếp tục khuấy bột đều tay và cho 50gr vừng đen vào hỗn hợp bột. Tiếp tục khuấy để vừng đen hòa đều với bột.
Tráng bánh
- Cho chảo lên bếp, điều chỉnh nhiệt độ ở mức nhỏ nhất để tránh việc làm cháy bánh. Khi chảo nóng bạn cho vào chảo một lượng bột vừa đủ tùy theo kích thước bánh mong muốn.
- Khi cho bột vào chú ý dùng tay nghiêng chảo để giúp cho bột được tráng đều trên bề mặt. Tiếp theo đó bạn đợi từ 1 – 2 phút cho bánh chín, khi bánh chín thì bột sẽ chuyển từ màu trắng đục qua thành trong suốt là được.
- Khi tráng bánh các bạn có thể lật mặt hay không đều được.
Làm khô bánh
- Sau khi tráng bánh xong bạn đem bánh đi phơi nắng từ 1 – 2 ngày là có thể dùng được, thỉnh thoảng lật bánh trong lúc phơi nhé!
Mách nhỏ: Nếu không có nắng để làm khô bánh, bạn có thể dùng lò nướng hoặc máy sấy, sấy với nhiệt độ là 55 độ C trong 4 tiếng đầu. Sau đó tăng lên 65 độ C và sấy tiếp trong 2 tiếng nữa, nếu bánh khô và cong thì đã hoàn thành.
Thành phẩm
- Bánh sau khi phơi khô, bạn có thể nướng lại với lò nướng trong 7 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Bạn cũng có thể nướng bánh bằng nồi chiên không dầu với nhiệt độ và thời gian tương tự nhé!
- Bánh sau khi nướng xong sẽ có màu vàng nhẹ đẹp mắt, mùi thơm bùi của vừng và vị béo của nước cốt dừa hòa quyện trong từng miếng bánh, khi ăn cảm nhận được độ giòn tan hấp dẫn.
Cách bảo quản bánh đa được lâu
Với bánh đa sống (bánh đa vừa phơi)
- Để bảo quản được lâu bạn nên chia bánh thành từng túi nhỏ, bọc kỹ để bảo quản
- Bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh là lựa chọn hợp lý nhất, hoặc bạn có thể chọn những nơi khô ráo trên cao hạn chế nơi ẩm ướt.
- Nếu được bảo quản trong điều kiện khô thoáng, mát mẻ thì bánh đa có thể được kéo dài thời hạn sử dụng từ 2 – 3 tháng.
Với bánh đa chín (bánh đa đã nướng)
- Bảo quản trong bọc kín, hạn chế việc để bánh tiếp xúc với không khí.
- Để bánh ở nơi khô ráo, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Cách làm bánh đa vừng đen giòn giòn bùi bùi thơm ngon đơn giản
Nguyên liệu
- Bột gạo 200g;
- Bột năng 100g;
- Vừng đen 50g;
- Nước cốt dừa 400ml;
- Nước 150ml;
- Đường 1 muỗng cà phê;
- Muối 1 muỗng cà phê.
- Chảo chống dính;
- Cây đánh trứng;
- Phới dẹt;…
Cách làm
Bước 1: Pha bột, đầu tiên bạn cho 200g bột gạo, 100g bột năng, 150g nước, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối và 400ml nước cốt dừa vào tô lớn.
Bước 2: Tiếp đến bạn dùng cây đánh trứng khuấy đều hỗn hợp cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn, lưu ý đánh đều tay để tránh bột bị vón lại với nhau. Sau đó đậy nắp lại và cho bột nghỉ 2 tiếng.
Bước 3: Trộn vừng với bột. Sau khi để bột nghỉ 2 tiếng, bạn tiếp tục khuấy bột đều tay và cho 50g vừng đen vào hỗn hợp bột. Tiếp tục khuấy để vừng đen hòa đều với bột.
Bước 4: Tiếp đến, bạn bắt chảo lên bếp, điều chỉnh nhiệt độ ở mức nhỏ nhất để tránh việc làm cháy bánh. Khi chảo nóng bạn cho vào chảo một lượng bột vừa đủ tùy theo kích thước bánh bạn mong muốn.
Bước 5: Khi cho bột vào nhớ chú ý dùng tay nhiêng chảo để giúp cho bột được tráng đều trên bề mặt. Tiếp theo đó, bạn đợi từ 1 – 2 phút cho bánh chín, khi bánh chín thì bột sẽ chuyển từ màu trắng đục qua thành trong suốt là được. (khi tráng bánh, các bạn có thể lật mặt bánh hay không đều được.
Bước 6: Sau khi tráng bánh xong bạn đem bánh đi phơi nắng từ 1 – 2 ngày là có thể dùng được, thỉnh thoảng lật bánh trong lúc phơi nhé!. (nếu không có nắng để làm khô bánh, bạn có thể dùng lò nướng hoặc máy sấy, sấy ở nhiệt độ 55 độ C trong vòng 4 tiếng đầu. Sau đó tăng lên 65 độ C và sây trong 2 tiếng nữa, nếu bánh khô và cong thì đã hoàn thành.)
Bánh sau khi phơi khô, bạn có thể nướng lại với lò nướng trong vòng 7 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Bạn cũng có thể nướng bánh bằng nồi chiên không dầu với nhiệt độ và thời gian tương tự nhé.
Bánh sau khi nướng xong sẽ có màu vàng đẹp mắt, mùi thơm bùi của vừng và vị béo của nước cốt dừa hòa quyện trong từng miếng bánh, khi ăn cảm nhân được độ giòn tan hấp dẫn.
Cách làm bánh đa vừng bằng chảo nhanh đến không ngờ
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 400g
- Bột năng: 50g
- Nước lọc: 1,5 lít
- Muối: 1/2 thìa cafe
- Nước cốt dừa: 1/2 lon
- Vừng đen rang chín
Cách làm:
Trộn bột
- Trộn đều hỗn hợp bột gạo với bột năng trong một chiếc tô đủ lớn, đổ nước vào và ngâm trong khoảng 3h. Sau 3 giờ thay nước khác để bột không bị chua, chú ý phải luôn đảm bảo tỉ lệ nước và bột.
- Khi chuẩn bị tráng bánh cho 1/2 lon nước cốt dừa, vừng đen và muối vào khuấy đều. Nếu thích ăn ngọt, bạn có thể thêm sữa đặc hoặc đường vào hỗn hợp.
Lưu ý: Nếu thấy hỗn hợp bột quá lỏng bạn có thể cho thêm chút bột gạo hoặc bột năng để bánh đạt được độ cứng như ý.
Tráng bánh
- Làm nóng chảo trước khi tráng bánh bằng lửa to sau đó hạ lửa nhỏ xuống bắt đầu tráng bánh.
- Múc một thìa canh bột đổ vào giữa lòng chảo, nghiêng cho bột chạy đều khắp chảo thành một lớp mỏng. Đậy nắp lại cho bánh chín. Khi bánh chuyển sang màu trong thì mở vung ra chờ thêm một chút rồi úp chảo xuống cho bánh ra khỏi chảo. Tiếp tục làm thế cho đến khi hết bột.
Nướng bánh
- Đưa bánh đa vừa tráng vào trong lò nướng ở 200 độ trong khoảng 1 giờ đồng hồ để cho bánh giòn.
- Lấy bánh ra và rải đều trên mặt phẳng. Đặt bánh ở nơi có gió thoáng mát.
Bảo quản bánh
- Bảo quản bánh trong túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Khi lấy ra ăn, đem nướng lại bánh trên lò than nhé, bánh sẽ ngon hơn khi thưởng thức với tương ớt hoặc tương cà đấy.
Cách làm bánh đa vừng bằng chảo chống dính
Nguyên liệu
- 400g bột gạo
- 50g bột năng
- Nước lọc
- Muối
- 1/2 non nước cốt dừa
- Vừng đen rang chín
Cách làm
Bước 1: Trộn hỗn hợp bột
- Bạn trộn đều hỗn hợp bột gạo với bột năng đã chuẩn bị.
- Ngâm hỗn hợp bột đó với 1500ml nước trong khoảng 3 giờ đồng hồ.
- Sau 3 giờ bạn thay nước ngâm bột để bột không bị chua.
- Chú ý luôn phải đảm bảo tỉ lệ của nước và bột.
- Khi chuẩn bị tráng bánh thì cho khoảng 1/2 lon nước cốt dừa cùng với vừng đen và 1/2 thìa cafe muối vào bột rồi khuấy đều tay lên. Nếu thích ăn ngọt thì có thể cho thêm sữa và đường phèn cũng được.
Bước 2: Tráng bánh đa vừng
- Làm nóng chảo chống dính với lửa to, sau đó hạ nhỏ lửa xuống.
- Múc một thìa canh bột đổ vào trong chảo và nghiêng cho bột chạy đều khắp chảo thành một lớp mỏng.
- Đậy nắp lại cho bánh chín.
- Khi bánh chuyển sang màu trong thì mở vung ra chờ thêm một chút rồi úp chảo xuống cho bánh ra khỏi chảo.
- Tiếp tục làm thế cho đến khi hết bột.
Bước 3: Cách nướng bánh đa lò vi sóng
- Nướng bánh đa trong lò nướng ở 200 độ khoảng 1 giờ đồng hồ để cho bánh nóng giòn.
- Lấy bánh ra và rải đều trên mặt phẳng.
- Đặt bánh ở nơi có gió thoáng mát.
- Sau khi đã phơi khô bánh thì bạn có thể bảo quản bánh ở trong túi kín để bất cứ khi nào thèm đều có thể lấy ra nướng trên lò than rồi nhé!
Bánh đa bao nhiêu calo?
Nguyên liệu làm bánh đa cũng đơn giản, chỉ gồm: bột gạo, nước, có thể thêm mè trắng hoặc mè đen và thậm chí cho thêm ít muối, đường và gừng tùy theo mỗi loại bánh đa.
Nhìn chung, mỗi cái bánh đa nướng (không mè) khoảng 110 calo, trong khi mỗi cái bánh đa nướng (có mè) dao động từ 130 – 140 calo.
Bánh đa ăn có béo không?
Thực tế cho thấy: việc ăn bánh đa nướng không hề gây béo, vì trung bình mỗi cái bánh đa chứa khoảng 110 – 140 calo.
Bình thường, chúng ta ăn khoảng 2 cái là cảm thấy no, tương đương với lượng calo hấp thu từ 220 – 280 calo, do đó không tác động gì nhiều đối với cân nặng hiện tại, ngoại trừ bạn tiêu thụ bánh đa quá nhiều trong mỗi bữa ăn..
Nếu lỡ tiêu thụ nhiều bánh đa nướng, thì bạn hãy kết hợp thêm việc dùng các loại rau củ và thịt để cân bằng chất dinh dưỡng mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần phải tập thể dục và năng vận động thường xuyên để giảm bớt lượng calo dư thừa trong cơ thể, cũng như khắc phục tình trạng tăng cân ngoài ý muốn.
Lời kết
Bánh sau khi nướng sẽ có màu vàng đẹp mắt, mùi thơm của vừng và vị béo của nước cốt dừa hòa quyện trong từng miếng bánh, khi ăn cảm nhận được độ giòn hấp dẫn. didaudalat.com chúc bạn thành công!!
Nguồn : https://didaudalat.com/banh-da/